( Update ) Từ năm 2021, quy định được áp dụng theo điều 11 Nghị định 126/2020, cụ thể:
“2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính.
Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp
a) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh vận tải của người nộp thuế mà các tuyến đường vận tải đi qua địa bàn các tỉnh khác nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính.
b) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.
c) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh xây dựng (bao gồm cả xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí) tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh đó mà giá trị công trình xây dựng bao gồm cả thuế giá trị gia tăng dưới 1 tỷ đồng.
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vi phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế phải xác định riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh và không được tính phân bổ cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác của người nộp thuế.
đ) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của người nộp thuế là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
e) Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ (trừ lợi nhuận sau thuế của hoạt động xổ số điện toán)…”
Tuy nhiên, trong thời gian Bộ Tài chính chưa ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết, quy định tại thông tư 156/2013/TT-BTC vẫn tiếp tục được áp dụng. Tham khảo công văn 1938/BTC-TCT đính kèm
Tham khảo đầy đủ công văn tại: 563_21_Tam thoi phan bo thue vang lai theo thong tu cu_GTGT
Một số trường hợp doanh nghiệp cần phải lưu ý về nghĩa vụ nộp thuế tại địa bàn tỉnh khác khi có công trình xây dựng vãng lai. Bài viết tóm tắt tổng quát về nghĩa vụ thuế vãng lai và hướng dẫn xử lý khi doanh nghiệp đã không nộp thuế GTGT vãng lai mà nộp toàn bộ thuế của công trình tại trụ sở chính.
Sơ đồ tóm tắt về nghĩa vụ thuế vãng lai của công trình xây dựng
Theo đó, có một số trường hợp mặc dù thuộc điều chỉnh của quy định nộp thuế vãng lai nhưng doanh nghiệp không phải nộp thuế.
Hướng dẫn xử lý khi doanh nghiệp đã không nộp thuế GTGT vãng lai mà nộp toàn bộ thuế của công trình tại trụ sở chính
Trường hợp doanh nghiệp do không nắm rõ quy định của luật thuế nhưng thực tế đã kê khai và nộp đầy đủ số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính thì
1, Không bị xử phạt về hành vi trốn thuế, không phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế GTGT vãng lai (Có thể bị phạt hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế)
2, Làm thủ tục điều chỉnh thu Ngân sách Nhà nước
Tham khảo công văn
Tham khảo công văn số 3409/TCT-CS ngày 21 tháng 8 năm 2015
Trường hợp từ tháng 02/2013 – 02/2015 (trong thời gian Công ty chưa thành lập chi nhánh tại tỉnh Quảng Trị), Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát phát sinh hoạt động kinh doanh, bán hàng vãng lai tại tỉnh Quảng Trị thì Công ty phải thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT vãng lai đối với hoạt động bán hàng nêu trên với Cục Thuế tỉnh Quảng Trị. Công văn số 1765/TCT-KK ngày 08/5/2015 của Tổng cục Thuế gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc hướng dẫn kê khai, nộp thuế của Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát tại tỉnh Quảng Trị là đúng quy định, đề nghị Cục Thuế tỉnh Quảng Bình nghiên cứu hướng dẫn Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1765/TCT-KK nêu trên.
Do Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát đã kê khai và nộp đầy đủ số thuế GTGT phải nộp tại Quảng Bình (bao gồm số thuế GTGT vãng lai phải nộp tại Quảng Trị), Công ty không bị xử phạt về hành vi trốn thuế, không phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế GTGT vãng lai phát sinh tại Quảng Trị. Để giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, Tổng cục Thuế hướng dẫn điều chỉnh số thuế GTGT Công ty đã nộp tại Quảng Bình sang số thuế GTGT vãng lai phải nộp tại Quảng Trị như sau:
– Cục Thuế tỉnh Quảng Bình hướng dẫn Công ty có văn bản đề nghị chuyển số thuế GTGT vãng lai phải nộp tại Quảng Trị từ tháng 02/2013 – 02/2015 đã nộp tại Quảng Bình, từ tài khoản KBNN tỉnh Quảng Bình sang tài khoản KBNN tỉnh Quảng Trị để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế GTGT vãng lai tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị.
– Căn cứ văn bản đề nghị của Công ty, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình thực hiện lập văn bản (không lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN mẫu C1-07/NS) gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình, khi lập văn bản đề nghị cần nêu rõ về lý do chuyển số nộp NSNN, thông tin số tiền đề nghị chuyển từ KBNN tỉnh Quảng Bình sang KBNN tỉnh Quảng Trị để Cục Thuế tỉnh Quảng Trị có cơ sở hạch toán số đã nộp của người nộp thuế.
Tham khảo công văn số 929/TCT-KK ngày 22 tháng 3 năm 2013
Biên soạn: Lê Thị Minh Ngoan – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass