Tiền lương với ngày nghỉ phép chưa sử dụng

48

Trước đây, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định người lao động được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ cho 2 trường hợp là thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm. Đến Bộ Luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2021), theo thì chỉ còn lại trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ (khoản 3 điều 113). Như vậy, có hay không việc doanh nghiêp vẫn được trả tiền cho những vì các lý do khác mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm? Xin mời quý vị cùng tìm hiểu trong bản tin của Gonnapass chi tiết về cách tính và thời gian phải chi trả các khoản tiền nghỉ phép này và quan điểm của chúng tôi về rủi ro thuế

Quy định về số lượng ngày phép cho người lao động:

 

 –  Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm 12 ngày làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. Một số trường hợp đặc biệt số ngày này có thể lên tới 16 ngày.

 – Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

 – Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Cách tính tiền lương ngày để tính tiền lương của các ngày nghỉ phép

 

Theo nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Thời gian doanh nghiệp chi trả lương ngày nghỉ phép cho người lao động

 

– Trước đây căn cứ Điều 114 của Bộ luật Lao động 2012 và Khoản 3, Khoản 4 Điều 26 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người lao động (NLĐ) do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ

– Tuy nhiên, Luật lao động 2019 có hiệu lực (01/01/2021) đã bỏ quy định về việc thanh toán lại tiền lương ngày phép cho người lao động với trường hợp “các lý do khác”. Tức là chỉ có trường hợp người lao động thôi việc hoặc bị mất việc, công ty bắt buộc thanh toán lại tiền lương ngày nghỉ phép cho người lao động.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi nếu công ty muốn thanh toán tiền phép còn lại cho người lao động hàng năm và sớm hơn so với quy định trong luật lao động 2019 theo hướng có lợi cho người lao động hơn thì cũng không vi phạm quy định pháp luật và phù hợp với điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

“…1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động…

Update 01/06/2021

Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh có văn bản hướng dẫn việc thanh toán ngày phép năm chỉ thực hiện với trường hợp người lao động thôi việc hoặc bị mất việc.

Quan điểm về áp dụng chính sách thuế

Do không có quy định, hiện nay cơ quan thuế địa phương có thể áp dụng quan điểm khác nhau. Doanh nghiệp nên hỏi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Một trong các quan điểm được đưa ra là trường hợp doanh nghiệp chi trả khoản tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hằng năm của người lao động thì chi phí này là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN vì phù hợp với quy định của Bộ Luật lao động (Theo trích dẫn ở trên). Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:

 – Hợp đồng lao động

 – Thoả ước lao động tập thể

 – Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn…

Ngoài ra, với phương án thận trọng hơn là doanh nghiệp chỉ thực hiện trả phép năm khi người lao động nghỉ việc, thôi việc. Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng tôi khuyến nghị công ty cần trích trước ngày nghỉ phép hàng năm tương ứng với số ngày nghỉ phép chưa thanh toán. Khi đó, khoản chi phí này sẽ được trừ nếu doanh nghiệp thực chi khi người lao động nghỉ việc, thôi việc.

Ngoài ra, khoản tiền lương này là khoản thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nhận được.

Tham khảo trích dẫn Luật

 

– Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019

Điều 67, nghị định 145/2020/NĐ-CP

  Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác

1, Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.

2, Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

3, Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Tham khảo công văn

Công văn 1814/CT-TTHT

Công văn 593/CT-TTHT

Căn cứ các quy định trên, trường hợp năm 2021 đơn vị chi trả khoản tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép hằng năm của người lao động phù hợp với quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì đơn vị được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi trên nếu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 4 của Thông tư 96. Đồng thời các khoản chi này phải được ghi cụ thể tại một trong các hồ sơ: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty.

Tham khảo video

[spoiler title=’English version’ style=’default’ collapse_link=’true’]

Especially due to the impact of the covid pandemic, many workers were affected resulting in job loss or workers leaving their jobs due to their incomes being affected. Will wages with unpaid leave be returned to employees?

From January 1, 2021, in case the employee has not taken annual leave due to severance or job loss, or the number of annual leave days has not been taken off, the employer shall pay wages for the untaken days. .

We invite you to learn in the Gonnapass newsletter the details of how and when to pay these leave payments:

  1. Regulations on the number of leave days for employees:

– An employee who has worked for full 12 months for an employer shall be entitled to annual leave and full salary according to the labor contract as follows:

+ 12 working days for people doing work in normal conditions;

+ 14 working days for minor employees, employees with disabilities, people doing heavy, hazardous and dangerous jobs;

+ 16 working days for people doing particularly heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs.

– Employees who work for less than 12 months for an employer, the number of annual leave days is proportional to the number of working months.

– For every full 05 years working for an employer, the number of annual leave days of the employee shall be increased by 01 day.

– Time considered as working time of the employee to calculate the number of annual leave often includes:

+ The duration of vocational training or apprenticeship is specified in Article 61 of the Labor Code if, after the apprenticeship or apprenticeship period expires, the employee works for the employer.

+ Probationary period if the employee continues to work for the employer after the probationary period expires.

+ The period of personal leave with pay according to Clause 1, Article 115 of the Labor Code.

+ The period of unpaid leave if agreed by the employer but not accumulated for more than 01 month in a year.

+ The time off due to a labor accident or an occupational disease, but the cumulative time must not exceed 6 months.

+ The period of leave due to illness but not accumulated for more than 02 months in a year.

+ The period of maternity leave in accordance with the law on social insurance.

+ The time to perform the tasks of the representative organization of employees at the grassroots is counted as working time in accordance with the law.

+ Time to stop working, leave work not due to the fault of the employee.

+ Time off because of being temporarily suspended from work but then it is concluded that there is no violation or no labor discipline.

 

  1. How to calculate the daily salary to calculate the salary of the leave days

 

The salary used as the basis for paying employees the annual leave days or the number of annual leave days is the salary according to the labor contract of the month preceding the month the employee quits or loses his/her job.

  1. The time the enterprise pays the employee’s salary on leave

 

Previously, based on Article 114 of the Labor Code 2012 and Clause 3, Clause 4, Article 26 of Decree 05/2015/ND-CP, employees (employees) due to job termination, job loss or other reasons Other people who have not taken annual leave or have not taken all annual leave days shall be paid in cash for the untaken days.

However, from the time the Labor Law 2019 takes effect (January 1, 2021), in case of severance, job loss but not taking annual leave or not taking all annual leave days, the employer will workers pay wages for unpaid days.

4.3. Conclusion: Key advice – Including keywords

 

Thus, from January 1, 2021, the regulation on paying back wages for employees with “other reasons” has been removed. That is, only in case the employee quits or loses his job, the company is required to pay back the salary of the employee’s leave.

However, in my opinion, if the company wants to pay the remaining leave to the employees every year and earlier than the provisions in the labor law 2019 in the direction that is more beneficial to the employees, it is not a violation. laws.

[/spoiler]

Biên soạn: Lê Thị Minh Ngoan – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com/

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận