Thuế TNCN với người đã mất

37

Sinh – Lão –  Bệnh – Tử là quy luật muôn đời của tạo hóa, không ai tránh khỏi. Trong tháng Thanh Minh này, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả một số nội dung về chính sách thuế đối với di sản thừa kế do người đã chết để lại cho cá nhân khác.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Nếu như ở các quốc gia, thuế thừa kế là một sắc thuế riêng đánh vào các tài sản thừa kế thì ở Việt Nam, thuế thừa kế tồn tại dưới một hình thái chung kết hợp với thuế thu nhập cá nhân.

I. Tóm tắt pháp luật về thừa kế ở Việt Nam

Quy định về thừa kế được thực hiện theo Phần thứ tư – Bộ Luật dân sự năm 2015.

“Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản”

Cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản hoặc một số trường hợp người không được quyền hưởng di sản như cố ý xâm phạm người để lại di sản, gian dối để hưởng di sản.

 

Việc phân chia tài sản thừa kế được ưu tiên thực hiện theo di chúc trước. Trường hợp di chúc không tồn tại hợp lệ thì thực hiện theo quy định của pháp luật

II.  Thuế với người đã chết!

Theo điều 658 Bộ Luật dân sự năm 2015, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

  1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng còn thiếu, chi phí cho việc bảo quản di sản,
  2. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ, tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hại
  3. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
  4. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân, tiền phạt
  5. Các chi phí khác

Đồng thời, Luật cũng có quy định về việc những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp không có người nào thừa kế, tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Theo Điều 56 Luật quản lý thuế việc kế thừa nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân là người đã chết theo quy định của pháp luật dân sự:

“…Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người được pháp luật coi là đã chết do người được thừa kế thực hiện trong phần tài sản của người đã chết để lại hoặc phần tài sản người thừa kế được chia tại thời điểm nhận thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc tất cả những người thuộc hàng thừa kế không nhận thừa kế tài sản thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự…”

Theo khoản 9 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập chịu thuế TNCN

“…9. Thu nhập từ nhận thừa kế

Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau: …

d) Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao…”

 

Như vậy, nguyên tắc xử lý đối với tài sản thừa kế trên giác độ Luật thuế được thực hiện như sau

  • Người thừa kế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người chết trong phạm vi phần tài sản của người đã chết để lại hoặc phần tài sản người thừa kế được chia. Nếu không có tài sản để nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện xóa nợ.
  • Người thừa kế thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tài sản thừa kế được chia theo Luật thuế TNCN với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu
  • Một số lưu ý các trường hợp đặc biệt

– Nếu ở thời điểm trả thu nhập từ tiền lương, tiền công, người nộp thuế đã chết thì khoản thu nhập này không chịu thuế TNCN (Công văn 35108/CT-TTHT – Cục thuế TP Hà Nội). Đồng thời, nếu trong năm cá nhân chỉ có 1 nguồn thu nhập tại 1 nơi thì sau khi chết, tổ chức này được quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân. Sau khi quyết toán thuế TNCN, nghĩa vụ thừa – thiếu với ngân sách được áp dụng theo pháp luật về thừa kế (Công văn 2808/TCT-TNCN, công văn 681/TCT-TNCN)

– Trước năm 2009 (hiệu lực của Luật thuế TNCN hiện nay), nếu cá nhân đã nhận được tài sản thừa kế thì không phải chịu thuế TNCN từ thừa kế, kể cả sang tên tài sản sau năm 2009 (Công văn 2493/TCT-TNCN)

Trích công văn 26247/CTHN-TTHT – Cục thuế TP Hà Nội

Trích công văn 1000/CT-TTHT ngày 09/01/2020 – Cục thuế TP Hà Nội

Trích công văn Công văn 35108/CT-TTHT – Cục thuế TP Hà Nội, công văn 2087/TCT-TNCN

“Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên, trường hợp năm 2016, Trung tâm chi trả khoản thu nhập từ tiền lương tiền công từ quỹ thưởng năm 2015 cho ông Trang Xuân Tiến nhưng tại thời điểm chi trả ông Trang Xuân Tiến đã chết nên Trung tâm trả cho người thừa kế hợp pháp của ông Trang Xuân Tiến thì khoản thu nhập này không thuộc đối tượng chịu thuế TNCN. Trung tâm không phải khấu trừ thuế TNCN khi chi trả cho người thừa kế”

Trích công văn 681/TCT-TNCN

Trích công văn 2493/TCT-TNCN

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com/

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận