Nghĩa vụ thuế đối với lao động trẻ em

37

         “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” nhưng thực tế có những trẻ em đã kiếm thu nhập cao từ đam mê và năng khiếu của bản thân, trở thành người sáng tạo nội dung trên YouTube, viết phần mềm hoặc được thuê để đóng quảng cáo, diễn viên… Việc thuê lao động trẻ em cho các công việc không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp, nhất là với các nhãn hàng đồ sơ sinh, đồ dùng hàng ngày đều muốn mời các em đóng quảng cáo. Để tuyển người mẫu nhí, các công ty thường casting hay tìm kiếm trong các trường học, nhà văn hóa… Vậy với trẻ em được “tuyển dụng” như vậy, thủ tục pháp luật liên quan thế nào?

 

Thế nào là lao động trẻ em

 

Điều 1 Luật số: 102/2016/QH13 về Trẻ em quy định người dưới 16 tuổi là trẻ em. Như vậy, khi doanh nghiệp sử dụng lao động dưới 16 tuổi được xác định là đang sử dụng lao động trẻ em.

 

Thủ tục về lao động (Bộ Luật Lao động 2019 và Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH)

 

Để tránh việc lợi dụng trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm với mức lương thấp có thể ảnh hưởng tới tương lai, tháng 5/2021, Chính Phủ ban hành quyết định 782/QĐ-Ttg phê duyệt chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định. Pháp luật về lao động hiện nay đưa ra những quy định cụ thể về Lao động chưa thành niên (Chưa đủ 18 tuổi):

 

Độ tuổi Từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi Từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi Chưa đủ 13 tuổi
Phạm vi công việc Không được làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở những nơi nguy hiểm Chỉ được làm công việc nhẹ không gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách không được làm việc tại những nơi nguy hiểm Chỉ được làm các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách
Thời gian làm việc Không quá 08 giờ/01 ngày và 40 giờ/01 tuần Không quá 04 giờ/01 ngày và 20 giờ/01 tuần
Làm thêm giờ, làm vào ban đêm Áp dụng với một số công việc Không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Hợp đồng lao động Tương tự hợp đồng lao động thông thường –        Phải giao kết bằng văn bản với trẻ em/ người đại diện (giám hộ)

–        Ngoài các nội dung theo quy định, hợp đồng còn cần có thông tin cá nhân của trẻ em, của người đại diện, thông tin về chỗ ở, điều kiện học tập…

–        Phải có giấy khám sức khỏe xác nhận và được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng/lần

Tương tự như hợp đồng với người chưa đủ 18 tuổi nhưng phải có sự đồng ý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sau khi thẩm định hồ sơ liên quan

 

Doanh nghiệp cũng phải báo cáo việc sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động hàng năm. Độc giả cũng có thể tham khảo chi tiết thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

Việc vi phạm pháp luật về sử dụng người lao động là trẻ em được thực hiện theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Nghị định 144/2013/NĐ-CP và nếu hành vi vi phạm cấu thành tội hình sự sẽ bị xử lý theo quy định, mức phạt cao nhất lên tới 200 triệu đồng, phạt đến 07 năm.

 

Thủ tục về thuế

 

Pháp luật thuế hiện hành không có quy định riêng về tính thuế TNCN với “trẻ em”. Trẻ em vẫn là cá nhân chịu sự điều chỉnh chung của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và phải nộp thuế TNCN nếu có thu nhập chịu thuế:

“Điều 2. Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

      Tuy nhiên, việc kê khai thuế TNCN với trẻ em không có hướng dẫn riêng nên theo quan điểm của chúng tôi, về nguyên tắc các thủ tục thuế vẫn được áp dụng tương tự như người nộp thuế thông thường:

Đăng ký mã số thuế Thu nhập cá nhân (Hoặc chính là mã số thuế người phụ thuộc nếu trẻ em đã được đăng ký mã số thuế người phụ thuộc)

Người giám hộ kê khai, nộp thuế thu nhập và quyết toán, hoàn thuế TNCN theo quy định (Sử dụng mã số thuế đã đăng ký ở bước 1)

Trích dẫn Luật

Điều 143. Lao động chưa thành niên

1, Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2, Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3, Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

 4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

 

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com/

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận