[ THẢO LUẬN ] KHẤU TRỪ THUẾ VÀ TÍNH CHI PHÍ VỚI HÓA ĐƠN MUA HÀNG LẬP SAU KHI ĐÃ XUẤT HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

69

 

Trong thực tế, một số trường hợp khi mua hàng hóa, doanh nghiệp nhận hóa đơn GTGT hàng mua có ngày được lập sau cả ngày của hóa đơn GTGT xuất bán hàng. Câu hỏi đặt ra ở đây là đối với bên mua, khi nhận những hóa đơn này thì có được khấu trừ thuế GTGT và được tính chi phí hợp lệ với hóa đơn đầu vào không? Chúng ta tham khảo bài viết dưới đây để nắm được tinh thần xử lý của cơ quan Thuế trong tình huống này.

Trong kiểm tra thuế, âm kho là một trong những dấu hiệu cho thấy đơn vị có thể đã xuất khống hóa đơn hoặc mua bán hóa đơn không hợp lệ, kéo theo nhiều hệ lụy rất rủi ro cho doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều đơn vị chỉ hạch toán tăng hàng tồn kho khi đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp (A) thực xuất nhưng cũng đồng thời hạch toán giảm hàng tồn kho ngay khi xuất bán cho khách hàng (B) của mình. Việc này dẫn tới trong thực tế khi nhà cung cấp (A) xuất hóa đơn muộn sau thời điểm đơn vị đã xuất hóa đơn để giao cho khách hàng (B) thì kho hàng sẽ bị âm về số lượng do không có hàng nhập kho (Hóa đơn mua hàng vào về sau hóa đơn bán hàng ra) .

Vậy doanh nghiệp cần nắm được một số thông tin hướng dẫn liên quan của cơ quan thuế cho trường hợp này, khi nguyên nhân khách quan thực tế là do nhà cung cấp đã xuất hóa đơn sai thời điểm.

Căn cứ pháp lý

Theo Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC

“Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

“Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”

Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi phí được trừ:

“… a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”

2. Hướng dẫn của cơ quan thuế

Theo một số hướng dẫn của Tổng Cục thuế

Theo công văn số 2104/TCT-KK ngày 06/06/2016

Theo công văn số 2731/TCT-CS, công văn số 2736/TCT-CS ngày 20/06/2016 cũng đưa ra quan điểm tương tự là vẫn được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ đối với hóa đơn đầu vào đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật nhưng viết sai thời điểm.

 

3. Kết luận

Như vậy, tinh thần chung, việc xác định điều kiện khấu trừ thuế và tính vào chi phí được trừ căn cứ theo bản chất và tính thực tế của giao dịch xảy ra. Ngoài hóa đơn, để chứng minh giao dịch thực tế phát sinh, bên bán và bên mua nên có các hồ sơ liên quan như hợp đồng, biên bản giao nhận… Do đó, hóa đơn lập sai thời điểm sẽ bị phạt theo thủ tục về hóa đơn, hơn là nhìn nhận đây là hóa đơn không hợp lệ cho mục đích khấu trừ thuế và tính vào chi phí.

Bên bán: Bị xử phạt về hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Bên mua: Trường hợp bên mua nhận được hóa đơn sau thời điểm giao hàng thực tế do bên bán xuất hóa đơn không đúng thời điểm giao hàng thì bên mua vẫn được khấu trừ thuế GTGT. Hóa đơn lập sai thời điểm do lỗi của nhà cung cấp vẫn được coi là chứng từ hợp lệ cho mục đích tính chi phí được trừ

Tuy nhiên, xử lý trên đây cũng không phải xử lí luật hóa các quy định. Do đó, với trường hợp cụ thể, công ty có thể gửi văn bản hỏi cơ quan thuế quản lý để có câu trả lời phù hợp nhất.

Về hạch toán kế toán – Tham khảo nguyên tắc hạch toán TK 331 – Phải trả người bán như sau

Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.

Như vậy,

Tại thời điểm thực nhập kho chưa có hóa đơn, kế toán vẫn hạch toán bút toán tăng hàng tồn kho Nợ TK 15x/Có TK 331 – Giá tạm tính

Đến kỳ sau, khi nhận hóa đơn thực tế, nếu có chênh lệch với bút toán đã hạch toán, kế toán tiến hành điều chỉnh sổ kế toán bằng một trong các phương pháp theo quy định (Phương pháp cải chính/Phương pháp ghi số âm/Phương pháp ghi bút toán đảo)

Biên soạn: Lê Thị Minh Ngoan – Tư vấn viên –  Manabox Việt Nam 

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/Gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com/

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận