Giải đáp của Tổng cục Thuế về các vướng mắc khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020

43

Ngày 11/3/2021 và ngày 18/03/2021, Tổng cục Thuế tổ chức chương trình hỗ trợ trực tuyến về quyết toán thuế TNDN năm 2020 trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế tại link sau:

Chương trình Hỗ trợ trực tuyến về Quyết toán Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2020 trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Thuế ngày 11/03/2021

Chương trình Hỗ trợ trực tuyến về Quyết toán Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2020 trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Thuế ngày 18/3/2021

Đã có hàng trăm câu hỏi của người nộp thuế đã được Tổng cục Thuế tiếp nhận và trả lời. Để mọi người có thể tiện cho việc tham khảo trong quá trình quyết toán thuế, chúng tôi đã tập hợp lại một số vướng mắc đáng lưu ý trong chương trình như sau:

Câu 1:

Công ty có một hợp đồng “Cung cấp, lắp đặt hệ thống khóa thẻ từ”. Theo hợp đồng, ngay khi tập kết khóa thẻ từ đến địa điểm thi công (chưa bàn giao hàng hóa, chưa thực hiện lắp đặt), khách hàng sẽ thực hiện thanh toán 60% giá trị hợp đồng và Công ty thực hiện xuất hóa đơn tương ứng cho khoản tiền này. Bên cạnh đó, việc lắp đặt khóa thẻ từ là một phần quan trọng để khách hàng có thể sử dụng hàng hóa này. Xin hỏi Công ty có phải ghi nhận khoản tiền này vào doanh thu từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong kỳ để thực hiện tính thuế TNDN không? Nếu không ghi nhận vào doanh thu từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ thì chúng tôi có thể ghi nhận khoản tiền mà khách hàng trả như thế nào?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’default’ collapse_link=’true’]

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua. Trường hợp doanh nghiệp của bạn chưa bàn giao hàng hóa, chưa thực hiện dịch vụ lắp đặt cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết thì chưa xác định doanh thu để tính thu nhập doanh nghiệp.

[/spoiler]

Câu 2:

1. Chi phí năm 2019 nhưng các bộ phận quên đưa chứng từ, cuối năm 2020 kế toán mới nhận được các chứng từ này, vậy các chi phí trên được tính vào chi phí hợp lệ của 2020 không?

2. Lương hiệu quả công việc năm 2020 dự định trả vào tết âm lịch (2021) nhưng do khó khăn kinh tế Công ty chưa trả được cho nhân viên mà trả vào tháng 4 hoặc 5/2021. Vậy Công ty có được tính ghi nhận vào chi phí hợp lệ của năm 2021 không? Nếu không, Công ty được ghi nhận chi phí hợp lệ của khoản chi trả này vào kỳ thuế năm nào?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’default’ collapse_link=’true’]

1.Theo quy định của pháp luật thuế TNDN hiện hành, các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế phải liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định. Các hóa đơn, chứng từ năm 2019 nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của năm 2019 thì doanh nghiệp thực hiện kê khai điều chỉnh, bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN năm 2019 theo đúng quy định pháp luật thuế TNDN và quản lý thuế. 2.Theo quy định của pháp luật thuế TNDN hiện hành: Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Hằng năm DN được trích lập quỹ dự phòng tiền lương không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Trường hợp, năm trước DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, DN chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì DN phải tính giảm chi phí của năm sau. Do vậy, các khoản chi trả tiền lương sau thời điểm quyết toán thuế thì DN có thể chi từ quỹ dự phòng tiền lương theo quy định nêu trên.

[/spoiler]

Câu 3:

Năm 2020 Công ty có trường hợp có người lao động nước ngoài sang VN làm việc nhưng phải thực hiện theo Nghị Quyết 28/NQ-CP ngày 10/3/2020 của Chính phủ về việc thực hiện cách ly, theo quy định sau khi có chứng chỉ cách ly thì mới làm được giấy phép lao động. Vậy chi phí tiền lương của người lao động nước ngoài sau khi hoàn thành cách ly phát sinh trong thời gian chờ giấy phép lao động thì có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’default’ collapse_link=’true’]

Vấn đề này Tổng cục Thuế đã có công văn số 357/TCT-CS ngày 30/01/2019 gửi Cục Thuế TP Hà Nội trong đó có hướng dẫn: Trường hợp doanh nghiệp có thuê lao động nước ngoài để thực hiện các công việc tại Việt Nam nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ Luật lao động thì chưa có đủ cơ sở tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và chưa có đủ cơ sở khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí doanh nghiệp chi trả cho người lao động nêu trên.

[/spoiler]

Câu 4: 

Năm 2020 DN thay đổi công nghệ sản xuất nên có 3 chuyền không hoạt động thường xuyên, có chuyền hoạt động 1 tháng/năm, chuyền hoạt động 3 tháng /năm. Vậy chi phí khấu hao, chi phí khác: lương, phân bổ chi phí trả trước … hàng tháng cho các chuyền này có được tính chi phí hợp lệ khi quyết toán thuế TNDN không? Hiện tại khi hạch toán thì DN để chi phí trên tài khoản 632 có hợp lệ không?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’default’ collapse_link=’true’]

Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có công văn số 12452/BTC-TCT ngày 09/10/2020. Theo đó, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19, Bộ Tài chính hướng dẫn các doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng hoạt động một số TSCĐ dưới 9 tháng trong kỳ tính thuế TNDN năm 2020, sau đó TSCĐ tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì khoản chi phí khấu hao TSCĐ này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

[/spoiler]

Câu 5:

Doanh thu áp dụng miễn thuế theo Nghị định số 114/2020/NĐ-CP là doanh thu dưới 200 tỷ đồng. Vậy trong năm doanh nghiệp có doanh thu từ các loại sau:

– Doanh thu bán hàng thành phẩm

– Doanh thu thanh lý TSCĐ

– Doanh thu lãi tiền cho vay

Vậy doanh nghiệp lấy doanh thu của hoạt động nào để áp dụng tính miễn giảm?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’default’ collapse_link=’true’]

Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2020/NĐ-CP quy định:

“2. Tổng doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này là tổng doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Căn cứ quy định nêu trên, doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng được giảm 30% thuế TNDN là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.[/spoiler]

Câu 6:

Công ty được Sở KHĐT cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 29/03/2020, ngành nghề kinh doanh chính là lập trình máy vi tính, sản xuất phần mềm. Công ty có vốn đầu tư trong nước thì có được xem là một dự án đầu tư sản xuất phần mềm và được hưởng ưu đãi thuế TNDN không?

– Nếu được thì mức được hưởng miễn, giảm thuế như thế nào?

– Năm 2020 Công ty lỗ 86,3 triệu, năm 2021 lãi 89,1 triệu, vậy trên phụ lục 03-3A tại mục 2.3 thời gian miễn thuế 4 năm kể từ năm 2021, và mục 2.4 thời gian giảm thuế 50% là 9 năm kể từ năm 2025, như vậy có đúng không?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’default’ collapse_link=’true’]

Về chính sách ưu đãi thuế TNDN được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế (Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015).

– Về xác định lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành (Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT ngày 3/7/2020 và Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/04/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

Do đó, trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất phần mềm đáp ứng quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT và đáp ứng quy định là dự án đầu tư mới quy định tại Luật thuế TNDN thì được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo quy định.[/spoiler]

Câu 7: 

DN là Công ty TNHH MTV 100% vốn nước ngoài, có doanh thu hàng năm 100% từ xuất khẩu và trong đó 90% là từ Công ty mẹ. Công ty có vay tiền từ chính Công ty mẹ. Năm 2018, chi phí lãi vay chưa thanh toán là 500 triệu đồng, năm 2019 là 600 triệu đồng (Công ty không tính vào chi phí được trừ của cả hai năm do chưa thanh toán). Năm 2020, Công ty thanh toán lãi vay năm 2018&2019 là 1.1 tỷ đồng (đã kê khai và nộp thuế nhà thầu). Theo NĐ 132/2020, mức trần lãi vay được trừ năm 2020 là: 1.2 tỷ đồng. Vậy khoản lãi vay của năm 2018&2019 đã thanh toán năm 2020 có được tính vào chi phí được trừ năm 2020 không?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’default’ collapse_link=’true’]

Công ty vay tiền của Công ty mẹ, năm 2018 chưa thanh toán 500 triệu đồng, năm 2019 là 600 triệu đồng thì khoản chi phí lãi vay của 2 năm chưa thanh toán là chi phí lãi vay phát sinh tương ứng với doanh thu của kỳ tính thuế năm 2018 và năm 2019. Công ty phải xác định chi phí lãi vay được trừ của năm 2018, 2019 theo quy định của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của 2 Nghị định này.

Thời điểm Công ty chi trả chi phí lãi vay vào năm 2020 không tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2020 nên Công ty không được tính vào chi phí được trừ của năm 2020.[/spoiler]

Câu 8:

Trong năm 2020, Công ty chúng tôi có vay vốn của ngân hàng thương mại để phục vụ hoạt động kinh doanh với tỉ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu. Vậy trường hợp này có phải là giao dịch liên kết không? Tỉ lệ 25% theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP là tính trên số dư nợ vay hay trên từng món vay?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’default’ collapse_link=’true’]

– Về việc xác định giao dịch liên kết: Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”

Trường hợp Công ty vay của ngân hàng thương mại với tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch phát sinh giữa 02 bên là giao dịch liên kết.

– Về việc xác định tỷ lệ 25% trên vốn chủ sở hữu được tính trên tổng số dư nợ vay.[/spoiler]

Tham khảo:

Lưu ý khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020

Tóm tắt Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 20/2017/NĐ-CP

Giảm 30% thuế TNDN trong năm 2020

Những cập nhật quan trọng về Quản lý thuế

Công văn hướng dẫn quyết toán thuế TNDN 2019

Công văn hướng dẫn quyết toán thuế TNDN 2018

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook:  https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com/

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận