Chữ kí trên hoá đơn điện tử

100

 

Bạn hỏi:

Công ty  có trường hợp hóa đơn điện tử được issue bởi nhà cung cấp ở nước ngoài nhưng không có chữ ký điện tử của người bán trên hóa đơn thì có rủi ro về thuế ko?

Sample: Invoice của một số NCC nước ngoài sử dụng hóa đơn điện tử và có hàng chữ như sau ở cuối trang hóa hóa đơn. ” This is a computer generated invoice, no signature is required, accepted subject to terms and conditions”

Bên công ty  đã check các văn bản luật thì không thấy có nội dung nào hướng dẫn chi tiết về hóa đơn điện tử từ nhà cung cấp nước ngoài.

Tuy nhiên, theo công văn 2796 /TCT-DNL ngày 17/07/2018 của TCT thì công ty  đang hiểu là có thể có rủi ro ở phần này.

” 4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử (hóa đơn điện tử) được xuất bởi các Nhà cung cấp ở nước ngoài và được quản lý qua hệ thống mua hàng điện tử của Panasonic nhưng không có chữ ký điện tử của người bán thì công ty không được sử dụng các chứng từ này cho mục đích kê khai và nộp thuế theo quy định. ”

Gonna Pass trả lời:

Liên quan đến chữ ký trên chứng từ điện tử và sử dụng hóa đơn điện tử trong hạch toán kế toán và lưu trữ cho mục đích tính thuế, quy định hiện tại được thực hiện như sau

  1. Đối với chứng từ điện tử
  • Chứng từ điện tử là cơ sở gốc để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế – Chứng từ bằng giấy in từ chứng từ điện tử chỉ sử dụng để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán
  • Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử

2. Đối với hóa đơn điện tử

Trước hết, phải khẳng định lại hóa đơn điện tử là một loại chứng từ điện tử của kế toán, do đó hóa đơn điện tử phải có chữ ký điện tử của các bên, cụ thể:

  • Chữ ký người bán: bắt buộc
  • Chữ ký người mua: Không bắt buộc trong 1 số trường hợp như
    • Người mua không phải là đơn vị kế toán
    • Người mua là đơn vị kế toán nhưng giao dịch có đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua
    • Các trường hợp tương tự như với hóa đơn giấy, ví dụ: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in…

 

Như vậy, hóa đơn điện tử không có chữ ký điện tử bên bán không phải là hóa đơn hợp lệ. Điều này cũng được Tổng Cục thuế trả lời theo công văn số 2796 /TCT-DNL ngày 17/07/2018.

Tuy nhiên, trường hợp giao dịch xảy ra có chứng từ là các hóa đơn thương mại được lập theo thông lệ quốc tế, quy định có thể dẫn chiếu được thực hiện theo UCP 600 hướng dẫn Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ, theo đó, hóa đơn thương mại không cần phải có chữ ký (Tham khảo trích dẫn câu trả lời của Cục Hải quan Đồng Nai)

Vậy, để có phương án áp dụng tối ưu, doanh nghiệp nên trực tiếp gửi công văn hỏi tới cơ quan thuế quản lý để có cơ sở áp dụng chắc chắn nhất.

           

Căn cứ pháp lý:

Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015:

Điều 17. Chứng từ điện tử

…3. Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán…

Điều 19. Ký chứng từ kế toán

4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy…”

 

Điều 6, Thông tư số 32/2011/TT-BTC  về  Nội dung của hoá đơn điện tử

‘’1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau: ‘’e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.’’

 

Khoản 2 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định:

Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này…”

Theo công văn 2402/BTC-TCT năm 2016:

‘’2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính…

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,… thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.’’

 

Theo công văn 2796 /TCT-DNL ngày 17/07/2018

Theo Điều 18 – UCP 600 hướng dẫn về  hóa đơn thương mại 

“a.Hóa đơn thương mại: 

i.phải thể hiện là do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại Điều 38); 

ii.phải đứng tên người yêu cầu (trừ khi áp dụng Điều 38g); 

iii.phải ghi bằng loại tiền của tín dụng; và 

iv.không cần phải kí.…”

 

Hướng dẫn trả lời của Bộ Tài chính và Cơ quan Hải quan:

 

 

Biên soạn: Hoàng Thị Lê Na  – Tư vấn viên – Manabox Việt Nam

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Công ty TNHH Manabox Việt Nam

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D, số 03 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline liên hệ: 02432 123 450 / 0888 942 040

Email: hotro@gonnapass.com

 

 

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com/

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận