Để đạt chứng chỉ kiểm toán viên, môn phân tích tài chính nâng cao phải đáp ứng điều kiện cần là ít nhất được 5 điểm, điều kiện đủ là các bạn phải đạt tổng điểm 6 môn không gồm tiếng Anh từ 38 điểm trở lên với người dự thi chứng chỉ kiểm toán viên hoặc tổng điểm 2 môn không gồm tiếng Anh từ 12,5 điểm trở lên với cá nhân thi nâng cấp từ chứng chỉ kế toán viên lên kiểm toán viên
Theo minh đánh giá và cũng qua tham khảo của rất nhiều người đi trước, với các bạn thi kiểm toán viên, môn phân tích tài chính là môn học dễ nhất và cũng dễ được điểm cao nhất trong số các môn học, các bạn chỉ cần nhớ công thức và cấu trúc của dạng bài liên quan đến công thức là làm được bài vì số lượng công thức cũng như dạng bài thi gần như không thay đổi giữa các kỳ thi (Mặc dù năm mình thi đề có sự thay đổi dạng bài về đòn bẩy tài chính và cơ cấu tối ưu nhưng chỉ là sự thay đổi nhỏ trong một ý của bài tập). Môn này có 02 câu lý thuyết (04 điểm) và 03 bài tập (06 điểm). Các bạn có thể tham khảo một số nội dung sau
Về nguồn tài liệu ôn thi, dù là môn này có rất nhiều sách tham khảo, hệ thống chỉ số phân tích cũng có thể khác nhau giữa các trường khác nhau, giáo viên khác nhau nhưng để phục vụ cho mục đích ôn thi, HÃY sử dụng quyển sách do Bộ Tài chính ban hành vì theo minh hỏi cô giáo ở Học viện Tài chính đã từng có nhiều năm kinh nghiệm ra đề thi và chấm thi thì cả đề thi và đáp án đều căn cứ theo cơ sở gốc là tài liệu chính thống của Bộ Tài chính đã ban hành.
Khi có sách rồi, chúng ta nên nắm được trọng tâm các phần thường thi trong kỳ thi như sau
NỘI DUNG | TỶ TRỌNG |
I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP | 5% |
II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP | 95% |
2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp | 9% |
2.2. Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp | 7% |
2.3. Phân tích tình hình tài trợ và bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh (Thường áp dụng phân tích tình hình bảo đảm vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ) | 7% |
2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán | 20% |
2.5. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ | 7% |
2.6. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc biệt lưu ý dạng phân tích lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ |
10% |
2.7. Phân tích điểm hòa vốn và việc ra quyết định | 10% |
2.8. Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn | 20% |
2.9. Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính | 5% |
Đồng thời, khi bắt tay vào học, tương tự môn tài chính, với từng nội dung, mình áp dụng các bước là
- Học thẳng vào công thức liên quan của nội dung đó – Đặc biệt cần phân biệt chỉ tiêu nào là thời điểm – thời kỳ? Chỉ tiêu nào là trị số – giá trị trung bình?…
- Đọc ý nghĩa của công thức (Để làm câu lý thuyết)
- Xem dạng bài liên quan và làm bài tập mẫu xem cách trình bày phân tích của bài chữa
- Rút ra mẫu các bước làm bài cho kỳ thi – Đây là bước rất quan trọng vì sẽ giúp mình tiết kiệm dược rất nhiều thời gian nghĩ phương án trình bày khi đi thực tế
- Giải mẫu 1 bài trong đề thi các năm trước cho quen với mẫu các bước làm bài đã rút ra ở bước 4
Khi đi thi, mình nên áp dụng các nguyên tắc
- Đọc lướt qua đề thi 01 lần
- Lựa chọn câu dễ làm trước, câu khó làm sau nhưng không được bỏ qua câu nào. Đặc biệt không được quên kỹ năng phân bổ thời gian làm bài thi khoảng 30 phút 1 câu.
- Đọc kỹ từng câu để tránh bỏ sót các yêu cầu cụ thể. Lưu ý định hình các câu trong đề thi xem rơi vào dạng bài nào giống với lúc ôn thi để ốp mẫu các bước làm bài của dạng này vào
(1) Chỉ tiêu đang hỏi thuộc nội dung phân tích nào? Chương nào?
(2) Viết hết các công thức liên quan của nội dung đó ra để tránh nhớ nhầm chỉ tiêu này sang chỉ tiêu khác
(3) Đề bài hỏi những chỉ tiêu nào thì nên draft luôn khung phân tích của dạng bài đó vào, ghi sẵn các gạch đầu dòng lên giấy để đủ ý trước, sau đó mới phân tích
(4) Tính bảng/tính số liệu
(5) Dựa theo số liệu vừa tính, sử dụng trị số chỉ tiêu trước, biến động chỉ tiêu sau để phân tích: Phân tích tổng quát – Phân tích chi tiết? Biến động như thế nào (Tăng/Giảm…), thể hiện gì (Tích cực/Tiêu cực), nên chú trọng gì?
Các bạn lưu ý nên bỏ bớt các đoạn trích dẫn, dẫn luận không cần thiết và gạch đầu dòng trả lời theo từng ý và không được gộp các ý của từng câu vào cùng một câu trả lời vì đáp án cho điểm chi tiết theo từng ý. Đối với những câu hỏi lý thuyết kèm theo ví dụ minh họa thì nên lấy ví dụ đơn giản, ít tính toán, dễ hiểu
Tóm lại, môn này, việc quan trọng là lúc học thì nên tóm tắt công thức và lời giải mẫu theo dạng bài và lúc thi các bạn cần bình tĩnh tính đúng chỉ tiêu để áp dụng lời giải thích hợp cho dạng bài liên quan.
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager – Manabox Việt Nam
Các bài viết liên quan :
Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
Để chinh phục chứng chỉ CPA như một cột mốc cho sự nghiệp và để không bỏ lỡ kì thi CPA chỉ vì quên nộp hồ sơ. Hãy đăng kí ngay hôm nay với Gonna Pass để nhận email về thời gian nộp hồ sơ cũng như ngày thi chính xác nhé!
Thời gian nhận email dự kiến: Sau khi có thông báo chính thức từ Hội đồng thi chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán.
Link đăng ký nhận email: Đăng kí nhận email nhắc nộp hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề Kế toán – Kiểm toán ( CPA ) năm 2021
Tham gia group Tự ôn thi CPA với Gonnapass tại: https://www.facebook.com/groups/211152202802275/
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass