Giao dịch tiền ảo không còn xa lạ và thu hút rất nhiều người tham gia. Ngày 11 tháng 4 năm 2018, Chính Phủ Việt Nam đã có chỉ thị chính thức số 10/CT-Ttg nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, nhìn chung khung pháp lý điều chỉnh quy định về tiền ảo không rõ ràng. Bài viết tóm tắt tổng quan về một số quy định pháp lý và quan điểm của chúng tôi về nghĩa vụ thuế khi cá nhân có các hoạt động liên quan đến tiền ảo.
Tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam hay không?
Để có được cơ sở áp dụng chính sách thuế phù hợp, chúng ta cùng quay lại phạm vi xác định thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định của Luật thuế TNCN hiện hành gồm:
1, Thu nhập từ kinh doanh
2, Thu nhập từ tiền lương, tiền công
3, Thu nhập từ đầu tư vốn
4, Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
5, Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
6, Thu nhập từ trúng thưởng
7, Thu nhập từ bản quyền
8, Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
9, Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
10, Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
Như vậy, để phân loại đúng thu nhập từ các hoạt động liên quan đến tiền ảo, trước hết cần phân loại tiền ảo có phải là “tài sản, hàng hóa” không. Tuy nhiên, thực tế quy định hiện nay chưa cụ thể xác định rằng tiền kỹ thuật số là tài sản, hàng hoá:
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Theo Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai”.
Hiện nay Bộ Tài chính vẫn chưa có thông tư hướng dẫn mà chỉ có công văn số 4356/BTC-TCT ngày 01/4/2016 với quan điểm hành vi mua, bán tiền kỹ thuật số không phải là hành vi bị cấm, tiền kỹ thuật số là “tài sản” và là “hàng hoá” động sản. Do đó, hoạt động mua, bán tiền kỹ thuật số là hoạt động mua, bán hàng hóa và được xếp vào loại hình hoạt động kinh doanh thương mại phải chịu thuế. Tuy nhiên, theo nhận định thì văn bản này được ban hành vượt quá thẩm quyền (Quyết định số 1255/QĐ-TTg của Chính Phủ mới chỉ phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý đề quản lý, xử lý đối với các loại tiền ảo, tiền điện tử, tài sản ảo, giao cho Bộ Tài chính xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế liên quan đến tiền ảo và tài sản ảo để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành)
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp theo Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt và hướng dẫn tại công văn 5747/NHNN-PC
“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.”
Quan điểm của Gonnapass
Năm 2019, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 được ban hành có một nguyên tắc đáng để chú ý mới được bổ sung so với luật cũ đó là
“Nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế là nguyên tắc được áp dụng trong quản lý thuế nhằm phân tích các giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh đó.”
“4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.”
Như vậy, nếu khung pháp lý về tiền ảo được hoàn thiện, nhiều khả năng, hoạt động mua bán, giao dịch tiền ảo có thể mang bản chất tương tự như một trong 02 thu nhập từ
– Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
– Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, do các hoạt động liên quan đến tiền ảo mang tính ẩn danh và thực hiện thông qua các sản giao dịch tiền ảo quốc tế nên cơ quan thuế khó có thể thu thập được căn cứ xác định số thuế phải nộp, nguy cơ cao sẽ bị ấn định thuế đối với hoạt động này theo điểm c, khoản 1, Điều 50 Luật quản lý thuế số 38: “…Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế: “c) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định…”
Thông tin thêm: Đầu tư tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?
Xét trên góc độ đầu tư kinh doanh tiền ảo: Hiện nay quy định chưa rõ ràng do theo Luật Đầu tư 2020, đầu tư tiền ảo không nằm trong các ngành nghề bị cầm đầu tư kinh doanh, cũng không có văn bản chỉ đạo đích danh cấm các cá nhân đầu tư tiền ảo.
Tuy nhiên, thực tế với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật (Theo công văn 4486/UBCK-GSĐC)
Tham khảo công văn
Công văn số 5747/NHNN-PC ban hành ngày 21/07/2017
Công văn số 4486/UBCK-GSĐC ban hành ngày 20/7/2018
[spoiler title=’English version’ style=’default’ collapse_link=’true’]
Trading virtual money, also known as digital money, cryptocurrency is now no stranger and attracts a lot of participants. However, not everyone understand the tax obligations about this business clearly. The article summarizes an overview of some relevant legal provisions and our views on tax obligations.
On April 11, 2018, the Government of Vietnam issued an official directive No. 10/CT-Ttg stating the roles and responsibilities of State agencies in managing activities related to virtual money. However, up to now, in general, the legal framework governing the regulation of virtual currencies is not clear. The article summarizes an overview of some relevant legal regulations and our views on tax obligations when individuals trading virtual currencies.
- Is virtual currency investment legal in Vietnam?
– From the perspective of virtual currency as a means of payment: virtual currency is NOT considered a legal means of payment (According to Article 1 of Decree 80/2016/ND-CP on non-cash payment and instructions in the Document No. 5747/NHNN-PC)
– From the perspective of virtual currency business investment: Currently, the regulations are not clear
+ Investment in virtual currency business is not prohibited: According to the Investment Law, Vietnamese law allows conducting business in industries that are not prohibited by law. According to the Investment Law 2020, virtual currency investment is not in the industries where business investment is prohibited, nor is there a specific directive that prohibits individuals from investing in virtual currency.
+ However, public companies, securities companies, fund management companies, securities investment funds: Not to carry out illegal issuance, trading and brokerage activities related to virtual currencies. (According to Official Letter 4486/UBCK-GSDC)
- So does virtual currency business have to pay taxes?
In fact, the current regulations on tax policy with virtual currencies are not clear. We would like to quote part of the lawsuit, the judgments are made to cancel the decision to collect tax with virtual currency of individuals:
Previously, the Tax Department of Ben Tre province based on Official Letter No. 4356/BTC-TCT of the Ministry of Finance to conclude and apply the view
– The act of buying and selling digital currency is not a prohibited act, digital currency is a “property” and a movable “commodity”. Therefore, the activity of buying and selling digital currency is an activity of buying and selling goods and is classified as a commercial business activity.
– Therefore, digital currency is subject to VAT according to the provisions of Article 3 (not subject to VAT according to the provisions of Article 5) VAT Law No. 13/2008/QH12
– Individuals trading in digital currency are subject to PIT payers as prescribed in Article 2 of the Law on Personal Income Tax No. 04/2007/QH12
– Digital currency trading enterprises are subject to CIT payment according to the provisions of Article 2 of the Law on CIT No: 14/2008/QH12.
However, the People’s Court has determined that this dispatch is issued beyond its competence:
“Up to now, there has not been any legal document defining digital currency (virtual currency) as goods and services used for production, business and consumption in Vietnam. Meanwhile, the State Bank of Vietnam does not accept virtual currencies as legal currencies and means of payment, and Decree No. 96/2014/ND-CP dated October 17, 2014 of the Government stipulates sanctioning administrative violations for illegal issuance, supply and use of means of payment such as Bitcoin and similar virtual currencies.
In addition, according to Official Letter No. 881/TTra dated October 15, 2013 of the Inspectorate of the Ministry of Information and Communications on the provision of information in public service and Official Letter No. 125/BTR-TTRA.m dated December 9/ 2013 of the State Bank of Vietnam, Ben Tre Province Branch (BL 227 and 230), both determined: the current law does not regulate the business of virtual money recharge and there is no concept of virtual money, so far there is no legal documents governing the purchase and sale of virtual currency on the Internet.
Official Letter No. 47/DKKD dated August 4, 2017 of the Business Registration Office of the Department of Planning and Investment of Ben Tre province, rejecting Mr. C’s application for business registration in the business of buying and selling cryptocurrencies, reasons: “Virtual currency is not a currency and is not a legal means of payment. Issuing, supplying and using virtual currency as currency or means of payment is a prohibited act and the sanctions for dealing with this behavior have been prescribed in Decree No. 96/2014/ND-CP dated 17/17/ October 2014 of the Government”.
Due to the lack of regulations on virtual currency, virtual assets and electronic money by law, on August 21, 2017, the Prime Minister issued Decision No. 1255/QD-TTg approving the scheme to complete the framework. Legal issues for management and handling of virtual currencies, cryptocurrencies, virtual assets. In particular, in Clause 4, Section II, Article 1 of the Decision, the Ministry of Finance was assigned to develop legal documents on taxation related to virtual currencies and virtual assets to submit to competent authorities for consideration and promulgation. . Therefore, Decision No. 714/QD-CCT dated May 12, 2016 of the Director of Sub-Department T was based on Official Letter No. 4356/BTC-TCT dated April 1, 2016 of the Ministry of Finance stating: “. .. digital currency trading activities are goods trading activities and are classified as commercial business activities;” is beyond the promulgation authority under the provisions of the Law on Promulgation of Legal Documents, ie Official Letter No. 4356/BTC-TCT dated April 1, 2016 of the Ministry of Finance guiding the application of the law beyond the regulations of the Code, Laws, Decrees and Decisions of the Prime Minister, implicitly recognizing digital money (virtual money) as a commodity that should be traded and classified as a commercial business and being subject to tax according to regulations is incorrect, infringing on the legitimate rights and interests of Mr. C, and at the same time affecting the effectiveness of the State Bank’s monetary policy management, creating conditions for illegal money transfer. legal, payment, financing illegal transactions…”
Our viewpoint:
In 2019, the Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14 was promulgated with a new remarkable principle that was added compared to the old law, which is “Principle of the nature of operations, transactions that determine tax obligations are principles applied in tax administration to analyze transactions, production and business activities of taxpayers to determine tax liability corresponding to the value created from the nature of transactions and production activities , that business.”
Thus, in essence, virtual currency trading and trading activities can be similar in nature to capital transfer activities, individuals earning income from this activity with high risk will be subject to PIT at a tax rate 20%. On the other hand, activities related to virtual currencies are anonymous and carried out through international virtual currency trading platform, so it is difficult for tax authorities to collect a basis for determining the amount of tax payable. Tax will be imposed for this activity according to point c, clause 1, Article 50 of the Law on Tax Administration No. 38.
- Legal Basis: Citation of law
– Article 1 of Decree No. 80/2016/ND-CP:
“6. Non-cash payment instruments in payment transactions (hereinafter referred to as payment instruments), including: Cheques, payment orders, collection orders, bank cards and other payment instruments as prescribed by the State Bank.
- Illegal payment instruments are payment instruments not included in Clause 6 of this Article.”
– Law on Tax Administration No. 38, Clause 25 Article 3
“25. “regulations of tax liabilities determined by nature of activities and transactions” means regulations implemented in tax administration to analyze business transactions and activities of taxpayers so as to determine tax liabilities corresponding to values generated by the nature of those business transactions and activities.”
– Law on Tax Administration No. 38, Clause 4 Article 5: Principles of tax administration
“4. Implement reform of administrative procedures and application of modern information technology to tax administration; apply tax administration rules in accordance with international practice, including regulations of tax liabilities determined by nature of activities and transactions, regulations of risk management in tax administration and other regulations suitable with Vietnamese conditions.”
– Point c, Clause 4, Article 2 of Circular 111/2013/TT-BTC
“4. Incomes from capital transfer.
Incomes from capital transfer are personal income in the form of:
- c) Profits from capital contributions to limited liability companies (including single-member limited liability companies), partnerships, cooperatives, business cooperation contracts, people’s credit funds, economic organizations, and other organizations.
- b) Incomes from securities transfer, including: incomes from transferring shares, call options on shares, bonds, treasury bills, fund certificates, and other securities according to the Law on Securities; incomes from transferring shares of the persons in the joint-stock company according to the Law on Enterprises.
- c) Incomes from other forms of capital transfer.”
– Circular 111/2013/TT-BTC, Point b, Clause 1, Article 11:
“The rate of personal income tax on the income from transferring contributed capital is 20% according to the whole income tax table.”
– Law on Tax Administration No. 38, Point c, Clause 1, Article 50: Tax liability imposition in case of tax offences
“c) fails to present the accounting books, invoices and necessary documents relevant to the determination of tax payable within a certain time limit;”
- Guidance basis: Quotations from official documents
Official Letter No. 5747/NHNN-PC issued on July 21, 2017
Official Letter No. 4486/UBCK-GSDC issued on July 20, 2018
[/spoiler]
Biên soạn: Lê Phương Trâm – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass