So sánh chế độ kế toán thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC

32

I. Tổng quát chung:

Về cơ bản, hai chế độ này đều đưa ra cơ sở để ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo. Tuy nhiên, thông tư 200/2014/TT-BTC (Thông tư 200) đưa ra thông tin đa chiều và đáp ứng yêu cầu quản lý ở mức cao hơn do thông tin được trình bày chi tiết hơn thông tư 133/2016/TT-BTC (Thông tư 133).

So sánh nội dung giữa hai thông tư này được tổng quát

Thông tin Thông tư 200 Thông tư 133
Đối tượng áp dụng Cho tất cả các doanh nghiệp Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (*)

 

Trường hợp muốn áp dụng áp dụng thông tư 200 thì phải thông báo với cơ quan Thuế quản lý.

Hệ thống tài khoản và ghi nhận Có hướng dẫn chi tiết các hạch toán đối với các giao dịch kinh tế chủ yếu Không có các bút toán hướng dẫn nên doanh nghiệp phải tự vận dụng được nguyên tắc kế toán để ghi nhận
Báo cáo tài chính + Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính)

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Bản thuyết minh BCTC

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN) + Bảng cân đối tải khoản (mẫu F01 – DNN)

 

(*): Doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng các điều kiện nhất định theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP, cơ bản căn cứ theo lĩnh vực và quy mô lao động hợp đồng năm không quá 200 người, doanh thu không quá 300 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 100 tỷ.

 

II. So sánh chi tiết TT 200/2014/TT-BTC và TT 133/2016/TT-BTC:

1, Danh mục Tài Khoản:

 

Đối tượng Thông tư 200 Thông tư 133
Vàng tiền tệ + TK 1113

+ TK 1123

/

(DNVVN không dùng vàng để cất trữ giá trị)

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược + TK 244 + TK 1386
Phải trả, phải nộp khác: Bảo hiểm thất nghiệp + TK 3386 + TK 3385
Nhận ký quỹ, ký cược + TK 344 + TK 3386
Phải trả về cổ phần hóa + TK 3385 /
Chênh lệch tỷ giá hối đoái DN 100% vốn Nhà Nước có thể có số dư cuối kỳ + TK 413 không có số dư
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu + TK 414, 417, 441, 461, 466 + TK 418
Chi phí bán hàng + TK 641 + TK 6421
Chi phí quản lý doanh nghiệp + TK 642 + TK 6422

 

Các khoản giảm trừ doanh thu + TK 521 + Ghi Nợ TK 511

 

2, Báo cáo Tài chính:

 

Nội dung Thông tư 200 Thông tư 133
Chuyển đổi BCTC bằng ngoại tệ sang VNĐ Tài sản, nợ phải trả quy đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ Tài sản, nợ phải trả quy đổi theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ
Trình bày trình tự BCĐKT –        Trình tự ngắn hạn và dài hạn

–        Các chỉ tiêu sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần

–        Trình bày theo ngắn – dài hạn hoặc theo tính thanh khoản giảm dần.
Báo cáo Tài chính giữa niên độ Có quy định dạng đầy đủ và dạng tóm lược Không quy định
Nơi nộp BCTC –        Cơ quan thuế

–        Cơ quan thống kê

–        Cơ quan đăng ký kinh doanh

–        Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

–        Cơ quan tài chính

–        Cơ quan cấp trên

/

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com/

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận