Giải đáp của Tổng cục Thuế về các vướng mắc khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020

51

Theo Điều 44 Luật quản lý thuế 2019 thì đối với tổ chức trả thu nhập, thời hạn hộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 03/2021 hoặc ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Để hỗ trợ cho người nộp thuế, Tổng cục thuế đã có chương trình hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trực tuyến. Chúng tôi đã tóm tắt lại những thắc mắc đáng lưu ý trong 2 buổi hướng dẫn như sau:

Chương trình Hỗ trợ trực tuyến về Quyết toán Thuế Thu nhập cá nhân năm 2020 trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Thuế ngày 06/03/2021

Chương trình Hỗ trợ trực tuyến về Quyết toán Thuế Thu nhập cá nhân năm 2020 trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Thuế ngày 16/03/2021

Thay đổi thông tin từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân, trùng mã số thuế TNCN

 

Kính gửi Tổng cục thuế. Công ty em hiện nay có số lượng công nhân đông, do công nhân trình độ có hạn, khi họ thay đổi chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân mới không thông báo cho công ty biết. Do đó công ty không làm điều chỉnh thông tin đăng ký thuế. Nếu bây giờ công ty làm điều chỉnh thông tin đăng ký thuế cho công nhân với cơ quan thuế có bị phạt không ạ?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì trường hợp cá nhân chậm thay đổi thông tin do thay đổi CMND sang căn cước công dân sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính kể cả trường hợp đăng ký thông qua tổ chức chi trả. Tuy nhiên, tổ chức chi trả cần tuyên truyền, cung cấp thông tin để cá nhân thực hiện việc sớm thay đổi thông tin đăng ký thuế để bảo vệ quyền lợi và tránh các rắc rối có thể xảy ra.

[/spoiler]

Tại doanh nghiệp của em, có môt cá nhân có cả chứng minh và căn cước, khi kiểm tra mã số thuế TNCN, thì phát hiện mã số thuế tncn không đồng bộ, vậy trường hợp này, phải làm thế nào ạ? 2. Trong thời gian 12 tháng của năm 2020, 1 cá nhân đang tại doanh nghiệp hưởng lương bảo hiểm xã hội ở bên doanh nghiệp khác, vậy cá nhân này có được Uỷ quyền quyết toán thuế TNCN về doanh nghiệp của em không ạ?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế do có cả chứng minh thư và căn cước thì cá nhân có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thuế làm thủ tục hủy bỏ một mã số thuế theo quy định để tránh trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc do có 2 mã số thuế ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của NNT. Tổ chức chi trả khi quyết toán thuế TNCN sẽ sử dụng mã số thuế đã được sử dụng khi khấu trừ thuế trong năm. Câu 2. Theo quy định Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: Trường hợp người lao động có ký hợp động lao động tại 2 nơi, đóng bảo hiểm xã hội tại 2 nơi thì không thuộc diện ủy quyền quyết toán thuế. Cá nhân phải trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm từ 50.000đ trở lên hoặc số thuế nộp thừa đề nghị hoàn.

[/spoiler]

em chào anh chị, anh chi cho em hỏi, khi em đăng kí mã số thuế cho Người lao động cty em, thì báo về bị trùng số CMND với người khác, mà người lao động cty em là đúng chứng minh gốc là đúng, vậy em làm như nào để cấp được mã số cho người lao dộng, anh chi tư vẫn cho em, cam ơn anh chị

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Chào bạn!

Tổng cục Thuế trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Trường hợp đăng ký MST TNCN cho người lao động bị trùng số CMND với người khác thì bạn hướng dẫn cá nhân đó đến Bộ phận một cửa của cơ quan thuế quản lý để được hỗ trợ.

Lưu ý: cá nhân khi đến cơ quan thuế làm việc thì mang theo CMND gốc.

Trân trọng!

[/spoiler]

Trường hợp cấp mã số thuế cho người lao động bằng căn cước nên người đó có 2 mã số thuế nhưng bên tôi vẫn muốn kê khai và đưa vào báo cáo quyết toán cho người lao động đó theo số đã cấp ở công ty có được không vì hiện tại người lao động đó đã nghỉ cũng khó cho việc gộp mã số thuế, mà thời hạn nộp báo cáo quyết toán cũng sắp đến gần

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Chào Anh/Chị,

Trường hợp người lao động có đồng thời hai mã số thuế đang có hiệu lực thì Quý công ty sử dụng mã số thuế đang theo dõi kê khai khấu trừ trong năm để kê khai quyết toán thuế. Đồng thời, Quý Công ty cần thông báo người lao động liên hệ cơ quan thuế để làm thủ tục thay đổi thông tin, thống nhất một mã số thuế, tránh phát sinh vướng mắc trong việc kê khai, khấu trừ thuế về sau.

Trân trọng./.

[/spoiler]

Nơi quyết toán thuế TNCN

 

Tôi có thu nhập hai nơi năm 2020 ( từ tháng 1->3.2020 có thu nhập tại Hưng Yên thuộc Cục thuế Hưng Yên quản lý; từ tháng 4->12.2020 có thu nhập tại Bắc Giang do cục thuế Bắc Giang quản lý). Vậy xin hỏi tôi thuộc đối tượng quyết toán thuế tại đâu ( Bắc Giang hay nơi tôi đang cư trú)

 

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Kính chào Anh/Chị

Do nội dung hỏi của anh/chị chưa đầy đủ thông tin do đó Tông cục Thuế trả lời anh/chị theo nguyên tắc như sau:

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Cục Thuế nơi cá nhân đã nộp hồ sơ khai thuế trong năm.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:

+ Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

+ Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

– Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 (ba) tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

– Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

Trân trọng!

[/spoiler]

Công ty chuyên về xây lắp điều hoà công trình, công nhân chủ yếu làm theo thời vụ, nên công nhân làm 2 công ty, cuối năm cả 2 công ty đều quyết toán, nhưng thuế thu nhập cá nhân chưa vượt quá mức nộp thuế, vậy cá nhân có phải tự đi quyết toán tncn không, hay công ty A và B vẫn tự quyết toán riêng ah

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Chào bạn.
Về câu hỏi của bạn Tổng cục Thuế trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại điểm d Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của chính phủ quy định, thì:
+ Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Do đó, công ty bạn có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập đã chi trả cho các công nhân đó. Đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên thì không được ủy quyền quyết toán thuế.
+ Đối với Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo. Do đó, trường hợp những người lao động đó trong công ty bạn có thu nhập hai nơi thì có trách nhiệm tổng hợp thu nhập trong năm và quyết toán thuế thu nhập cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn. Trường hợp kỳ tính thuế năm 2020, cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống thì không phải khai quyết toán thuế và được miễn thuế TNCN đối với khoản thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống.
Trân trọng.

[/spoiler]

 

Quyết toán cho nhân viên điều chuyển cùng tập đoàn, điều chuyển sau mua bán công ty.

Quyết toán thu nhập cho người làm ở hai nơi .Anh A đang làm cho bên e là chi nhánh đến t7.2020 Anh A chuyển trên cần thơ làm việc là công ty Mẹ( cùng hệ thống). Vì vậy cho e hỏi cách quyết toán cho trường này là như thế nào

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Chào anh/chị

Tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định:Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

 Theo quy định nêu trên trường hợp  của bạn A: cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới ( công ty mẹ).

Như vậy, bạn A có thể ủy quyền quyết toán cho Công ty mẹ thực hiện quyết toán cho bạn A.

Trân trọng!

Quyết toán cho nhân viên

[/spoiler]

Công ty tôi có trường hợp ủy quyền quyết toán thuế thay trong cùng hệ thống giữa chi nhánh và trụ sở chính, cty con và công ty mẹ, người lao động làm việc từ 01/2020 đến 07/2020 tại cty con thu nhập 190 triệu, khấu trừ thuế TNCN 12 triệu, tại công ty mẹ làm việc từ 08/2020 đến 12/2020 có thu nhập 140 triệu, khấu trừ thuế TNCN 8 triệu,cuối năm người lao động ủy quyền cho công ty mẹ quyết toán thay vậy trường hợp này công ty con kê khai phụ lục 05-01BK tại chi tiêu số 11, 15,17,20 hay không và tờ khai tổng 05/QTT-TNCN tại chỉ tiêu 32 , 35 như thế nào ? Tại công ty mẹ kê khai luôn phần thu nhập chịu thuế, bảo hiểm được trừ, số thuế TNCN khấu trừ ở cty con vào phụ lục 05-01BK tại chi tiêu số 11, 15,17,20 rồi thì tờ khai tổng 05/QTT-TNCN tại chỉ tiêu 32 , 35 có chỉnh lại số liệu chi trả tại công ty mẹ không ?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Chào anh/chị

Trường hợp của anh/chị, có điều chuyển người lao động giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ-con, trụ sở chính và chi nhánh và người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi nào khác thì được ủy quyền quyết toán cho tổ chức mới quyết toán thuế thay.

Trong trường hợp nêu trên, tại công ty con vẫn thực hiện kê khai các chỉ tiêu 11, 15, 17, 20 trên bảng kê mẫu 05-1/BK-QTT-TNCN và tổng hợp lên chỉ tiêu 32, 35 trên tờ khai quyết toán thuế TNCN mẫu 05/QTT-TNCN.

Tại công ty mẹ thực hiện kê khai cả phần thu nhập chịu thuế, bảo hiểm được trừ, số thuế TNCN đã khấu trừ ở công ty con tại các chỉ tiêu 11, 15, 17, 20 trên bảng kê mẫu 05-1/BK-QTT-TNCN. Tại chỉ tiêu 35 công ty mẹ chỉ khai số thuế TNCN mà công ty mẹ đã khấu trừ trong năm (không kê khai số thuế TNCN mà công ty con đã thực hiện khấu trừ trong năm)

[/spoiler]

Công ty bán 1 phân hoạt động kinh doanh cho công ty (tài sản, nhân sự..) từ T5/2020 cho công ty B. Qúy cơ quan cho tôi hỏi công ty B có thể quyết toán thuế TNCN cả năm cho toàn bộ nhân sự từ công ty A chuyển sang được không? Tôi chân thành cảm ơn!

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Chào anh/chị
Trường hợp tổ chức trả thu nhập thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi) và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp, nếu trong năm người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi nào khác thì người lao động được ủy quyền quyết toán cho tổ chức mới quyết toán thuế thay. Tổ chức trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế TNCN cho người lao động trong trường hợp nêu trên. Trường hợp công ty bán một phần hoạt động của DN và thực hiện các thủ tục chia, tách theo đúng quy định của Luật DN thì người lao động được điều chuyển trong trường hợp này thực hiện quyết toán theo trường hợp nêu trên.

[/spoiler]

 

Chi phí cách ly của lao động nước ngoài khi nhập cảnh

Trường hợp, người lao động nước ngoài khi sang Việt Nam để làm việc thì phải thực hiện cách ly tập trung theo quy định phòng chống dịch theo Chỉ thị số 15/CT-Ttg ngày 27/3/2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian cách ly là thực hiện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19. Chi phí cách ly (chi phí khách sạn) được Công ty chi trả trực tiếp cho cơ sở tổ chức cách ly (khách sạn). Như vậy, Công ty chúng tôi xin được hỏi khoản chi phí này có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nước ngoài không?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Chào anh/chị

Trường hợp người lao động nước ngoài thuộc diện phải cách li theo quy định của nhà nước Việt Nam nhưng người lao động không cách li tập trung mà công ty thuê khách sạn để cho cá nhân ở trong thời gian cách li thì khoản chi này là lợi ích dược hưởng của người lao động. Do đó, khoản chi nêu trên được tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động.

[/spoiler]

 

Đăng ký người phụ thuộc

Công ty em có người lao động muốn đăng ký người phụ thuộc là bố mẹ đẻ đã qua tuổi lao động và không có lương hưu. Nhưng không chung sổ hộ khẩu do tách đã tách khẩu khi lập gia đình. Vậy Trường hợp này cần những giấy tờ gì để người lao động có thể đăng ký người phụ thuộc là bố mẹ ạ. Em cảm ơn

[spoiler title=’Trả lời’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]

Chào anh/chị

1. Tại điểm g.3, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là cha đẻ, mẹ đẻ: g.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:

– Bản chụp Chứng minh nhân dân.

– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).”

Như vậy, trường hợp sổ hộ khẩu không xác định được quan hệ của người phụ thuộc là cha, mẹ để của cá nhân người lao động thì cá nhân người lao động có thể sử dụng giấy tờ hợp pháp khác để xác định mối quan hệ này như giấy khai sinh,…

2. Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc theo quy định tại điểm 9.11 Phụ lục I Danh mục hồ sơ khai thuế kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Trân trọng!

[/spoiler]

Khi đăng ký cấp mã số thuế cho người phụ thuộc ghi sai họ tên NPT thì xử lý thế nào?

2. Có cách nào kiểm tra NPT đã được đăng ký giảm trừ cho người nào chưa?

3. Khi đăng ký NPT từ tháng 01/2019 đến 12/2019 thì thuế TNCN năm 2020 gia hạn thế nào?

4. Khi đăng ký NPT từ tháng 01/2019 thời gian kết thúc bỏ trống, bây giờ muốn từ tháng 01/2019 đến 12/2019, để năm 2020 đăng ký giảm trừ cho người khác thì xử lý thế nào?

[spoiler title=’Trả lời’ style=’default’ collapse_link=’true’]

Chào bạn
Về câu hỏi của bạn Tổng cục Thuế trả lời như sau:
– Trường hợp người phụ thuộc đã được cấp mã số thuế nhưng vì một lý do nào đó mà bị sai tên, để bảo vệ quyền lợi cho NNT thì NNT cần thực hiện ngay việc điều chỉnh thông tin đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (trường hợp cá nhân không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập) theo hướng dẫn tại khoản 3 điều 10 Thông tư số 105/2020/TT-BTC.
– Hiện nay, để đảm bảo bảo mật các thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật, Tổng cục Thuế mới chỉ hỗ trợ người nộp thuế tra cứu một số thông tin cơ bản về đăng ký thuế của NNT. Các thông tin chi tiết về thu nhập, người phụ thuộc, thông tin về lịch sử khai thuế chỉ cơ quan thuế có thể tra cứu, rà soát để phục vụ cho công tác quản lý thuế. Trường hợp NNT tính giảm trừ gia cảnh cho một người phụ thuộc tại hai nơi trong năm tính thuế, thì khi thực hiện quyết toán thuế, ứng dụng của cơ quan thuế sẽ xác định trùng và yêu cầu cá nhân điều chỉnh lại. Do đó, NNT khi đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc cần lưu ý để tránh bị trùng, dẫn đến việc phải điều chỉnh và thực hiện nhiều thủ tục của tổ chức chi trả cũng như của cá nhân khi quyết toán thuế.
– Tại mẫu đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc chỉ tiêu “Đến tháng” không bắt buộc phải nhập khi NNT chưa xác định được thời gian chính xác kết thúc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Trường hợp, đã xác định chính xác thời gian kết thúc giảm trừ gia cảnh. Thời gian tính giảm trừ gia cảnh có thể kéo dài nhiều năm nên thời điểm kết thúc giảm trừ gia cảnh cá nhân có thể đăng ký vào chỉ tiêu “Đến tháng” không bắt buộc phải là trong năm tính thuế. (Ví dụ: khi đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc vào năm 2020, thì người nộp thuế có thể đăng ký thời điểm kết thúc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vào năm 2030). Trường hợp người nộp thuế nếu đã xác định thời điểm kết thúc thì ứng dụng của ngành thuế sẽ tự động dừng giảm trừ gia cảnh, để được tiếp tục thì phải đăng ký lại từ đầu. Do đó, NNT cần lưu ý để không khai nhầm chỉ tiêu này dẫn đến việc phải đăng ký nhiều lần.
– Trường hợp, người nộp thuế đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc mà trên mẫu biểu chỉ tiêu “Từ tháng” đã kê khai thời gian bắt đầu giảm trừ (01/2019) và chỉ tiêu “Đến tháng” không kê khai thời gian kết thúc giảm trừ, nhưng kỳ tính thuế tiếp theo (2020) người nộp thuế không muốn giảm trừ cho người phụ thuộc này nữa thì thực hiện đăng ký thay đổi thông tin giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, trong đó tại chỉ tiêu “Đến tháng” trong biểu mẫu ghi thời gian kết thúc đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đó là tháng 12/2019. Như vậy, từ năm 2020, người phụ thuộc đó có thể đăng ký giảm trừ cho người khác.
Trân trọng.

[/spoiler]

Tham khảo:

Lưu ý khi quyết toán thuế TNCN năm 2020

Nhiều quy định thay đổi về Quản lý thuế theo Luật số 38/2019/QH14

Chính thức tăng mức giảm trừ gia cảnh

Công văn hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2019

Công văn hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2018

Hướng dẫn: Kế toán cuối năm phải làm gì? ( Youtube )

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook:  https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

 

 

 

 

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com/

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận